Cách để trở thành một giáo viên hiệu quả (p1)

  1. LÒNG YÊU NGHỀ. Trích dẫn lại câu nói nổi tiếng về lao động “Làm công việc mình yêu thích thì cả đời sẽ không phải làm việc ngày nào”. Như vậy có thể thấy rằng để trở thành một giáo viên hiệu quả bạn cần có lòng yêu nghề cái đã (nếu bạn nói rằng, mình không yêu nghề giáo nhưng vẫn dạy tốt thì thực ra bạn chỉ là một thợ dạy không hơn không kém). Khi bạn yêu nghề thì mỗi phút giây giảng dạy đều cảm giác như được thăng hoa, được cháy hết mình trong từng câu nói, từng con chữ, từng nét phấn.
  2. SỰ KHÁC BIỆT TẠO RA SỰ KHÁC BIỆT. Mặc dù bạn hay tôi đều được học giáo trình sư phạm (cơ bản là giống nhau) nếu cùng 1 môn học thì kiến thức truyền thụ lại cho học sinh (theo chuẩn kiến thức kĩ năng) là giống nhau, nhưng không vì thế tiết dạy của tất cả các giáo viên của cùng một môn học sẽ đều giống nhau. Mỗi chúng ta đều có nét riêng, cá nhân hóa bài dạy riêng vì thế hãy tạo cho mình một phong cách giảng dạy đặc thù khác biệt (theo hướng tích cực) nhất, phù hợp với tính cách cá nhân của mình nhất chứ đừng bắt chước theo bất kì ai ( mặc dù về cơ bản thì các thấy cô thường chịu ảnh hưởng ít nhiều của người thầy đã hướng dẫn thực tập sư phạm của mình hoặc một hình mẫu người thầy mà mình ấn tượng hồi còn đi học)
  3. CẢM XÚC TÍCH CỰC SẼ SINH RA CẢM XÚC TÍCH CỰC. Mỗi ngày đến trường là một niềm vui,nghe thì khẩu hiệu thật đó, nhưng bạn cứ tưởng tượng mà xem, nhà đang có chuyện không vui, vợ chồng đang căng thẳng, mệt mỏi vì công việc.v.v. nhưng hãy cố gắng để tất cả những phiền muộn đó sau khi bước vào cánh cửa lớp học, hãy mang khuôn mặt hân hoan, miệng cười toe toét ..chuẩn bị bị sẵn sàng cho một giờ học được cháy hết mình ( đây cũng là liệu pháp để bạn giảm strees cho bản thân);
  4. HÀI HƯỚC VÀ Ý NHỊ. Tiếng cười, chính nó đã sản sinh niềm hứng khởi trong học tập, làm cho tiết học vui vẻ và nhẹ nhàng. Tất nhiên tôi không khuyên bạn phải trở thành một diễn viên hài trên bục giảng. Hãy tận dụng những tình huống có vấn đề để tạo tiếng cười tự nhiên và sảng khoái nhưng thật ý nhị kẻo không chính bạn lại làm cho học sinh của mình bị bẽ mặt, lúc đó lại phản tác dụng.
  5. QUAN TÂM VÀ QUAN TÂM. Bạn phải quan tâm thật sự đến học sinh của mình, làm sao để không có học sinh nào bị bỏ lại phía sau. Tất nhiên không thể yêu cầu 100% học sinh học môn bạn phải đạt học khá, hỏi, hãy chắc rằng ngay cả học sinh yếu nhất cũng đạt được chuẩn kiến thức kĩ năng cần phải đạt của môn học. Và ngoài việc quan tâm việc học của các em, bạn cũng cần biết lắng nghe và chia sẻ những vấn đề liên quan đến cuộc sống của các em nữa như gia đình, bạn bè…và có sự trao đổi cần thiết giữa gia đình các em về việc học để phụ huynh các em hỗ trợ mình nhắc các em học bài ở nhà.
  6. CHUẨN BỊ KẾ HOẠCH BÀI DẠY THẬT TỐT. Đừng nói với tôi là bạn vẫn dạy tốt mà không cần đến KHBD nhé, cho dù bạn là giáo viên gạo cội đi chăng nữa thì vẫn cứ coi lại thật kĩ bài dạy, cập nhật bổ sung điều mới mẻ vào bài dạy và lựa chọn hợp lí cách dạy cho hợp cho từng đối tượng học sinh.

 

Was this helpful?

0 / 0

Trả lời 0

Your email address will not be published. Required fields are marked *