GIÁO VIÊN, HÃY TỰ MÌNH TẠO THÊM THU NHẬP

CÁCH TẠO THU NHẬP THỤ ĐỘNG CHO GIÁO VIÊN

Nếu bạn là giáo viên có chuyên môn tốt, ngoài việc dạy chính ra, các bạn có thể dạy thêm ngoài giờ ở các trung tâm để kiếm thêm thu nhập, nhưng thu nhập đó mang tính chủ động (phải làm liên tục mới có tiền..và đến một lúc nào đó tuổi cao sức yếu đi cũng không thể tiếp tục công việc dạy thêm mãi được, vậy chi bằng hãy chuẩn bị cho mình thêm một nguồn thu nhập thụ động bằng chính chuyên môn của mình, nguồn thu nhập này ít hay nhiều hoàn toàn do khả năng của bạn, nó không bị giới hạn bởi thời gian, không gian như việc bạn đứng lớp dạy thêm. Trong bài viết này, mình chia sẻ với thầy cô một số cách để có thêm thu nhập thụ động ngoài lương, mà lại đúng chuyên môn được đào tạo.
Cách 1. Viết và Tự Xuất Bản Sách, eBook hoặc tài nguyên giáo dục.
Tận dụng kiến thức chuyên môn để tạo ra hướng dẫn giáo dục, sách giáo trình hoặc sách dành cho trẻ em. Thầy cô đừng nghĩ việc xuất bản sách là vấn đề của các thầy cô giàu kinh nghiệm, viết sách giấy, liên hệ các nhà xuất bản, xin giấy phép, quyền tác giả..vân vân và mây mây các thứ….Đừng nghĩ những thứ to tát thế làm gì. Thầy cô hãy bắt đầu bằng một chủ đề mà thầy cô tâm huyết nhất, giỏi nhất, hãy số hóa nó, viết ra ebook và bán nó với giá phù hợp (hãy nghĩ tới số lượng lớn mà mình bán được). Rồi từ từ mình viết rộng hơn, nhiều hơn khi có nhiều người biết đến.
Ưu điểm: Sử dụng kiến thức chuyên môn để tạo ra sản phẩm vững chắc.
Khó khăn: Đòi hỏi thời gian và nỗ lực lâu dài.
Cách 2. Phát triển Khóa Học và Thành Viên Trực Tuyến
Khởi nghiệp đầu tiên, thầy cô đừng vội xây dựng hoặc mua các gói hỗ trợ tạo lập hệ thống quản lí và bán khóa học trực tuyến mà hãy sử dụng các nền tảng như facebook, youtube, google drive..để chia sẻ các video bài dạy (có thể bài dạy cho học sinh hoặc các kĩ thuật, phương pháp sư phạm cho thầy cô khác). Ban đầu hãy free mọi thứ đã, phải đón nhận những ý kiến khen chê, rồi thay đổi, tìm hướng tối ưu và khi đã có lượng khán giả nhất định (tạo lập thị trường tiềm năng) thì mới chuyển sang bán khóa học trọn gói;
Ưu điểm: Cung cấp kiến thức thông qua các khóa học và thành viên trực tuyến
Khó khăn: Đòi hỏi công sức đầu tư vào việc phát triển nội dung chất lượng.
Cách 3. Viết Blog hoặc tạo lập website
Với 2 cách trên, thầy cô phải tốn khá nhiều thời gian và công sức cũng như có các kĩ năng giảng dạy trực tuyến, thì với cách thứ 3 này đòi hỏi thầy cô biết sự dụng các nền tảng tạo web, blog như wordpress, blogger… để tạo ra một website hoặc một blog để chia sẻ các nội dung, kiến thức, tài nguyên giáo dục => Mục đích là kéo thật nhiều người truy cập vào web hoặc blog của mình để kiếm tiền từ quảng cáo từ Google Adsense hoặc chạy các chương trình tiếp thị liên kết (cái này thầy cô Google thêm để biết tiếp thị liên kết là gì và Google Adsense là gì nha).
Ưu điểm: Tạo và chia sẻ nội dung giáo dục. Kiếm tiền qua quảng cáo, bài viết tài trợ, và tiếp thị liên kết.
Khó khăn: Cần duy trì sự liên tục và sáng tạo trong việc cung cấp nội dung.

p/s: Đây chính là cách mà blog giaovienviet.com đang làm nè
Cách 4. Bắt đầu Một Podcast hoặc một kênh Youtube
Là giáo viên, bạn tự nhiên có khả năng truyền đạt ý tưởng. Bắt đầu một podcast để thảo luận về các chủ đề giáo dục và kiếm tiền thông qua tài trợ, bán hàng quảng cáo và các nền tảng; Tham gia vào việc quay video và chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy, chiến lược hoặc cái nhìn giáo dục của bạn. Kiếm tiền qua quảng cáo, tài trợ và tiếp thị liên kết.
Ưu điểm: Chia sẻ kinh nghiệm giáo dục thông qua video. Kiếm tiền qua quảng cáo, tài trợ và tiếp thị liên kết.
Khó khăn: Yêu cầu sự kỹ năng trong việc biên soạn và quay video. Nên có đội nhóm sẽ dễ làm hơn;

Cách 5. Tạo Ra Ứng Dụng hoặc Trò Chơi Giáo Dục:
Cách này, khó nhất và phải dành cho thầy cô có khả năng lập trình hoặc biết cách liên hợp với một nhóm lập trình nào đó để biến các ý tưởng của mình thành các ứng dụng học tập hoặc trò chơi giáo dục => Từ đây có thể bán sản phẩm số hoặc chạy quảng cáo Google Adsense ngày trong sản phẩm số;
Ví dụ: một số thầy cô có khả năng viết các add-on cho word, excel, powerpoint để hỗ trợ một số công việc nhất định nào đó trong việc soạn kế hoạch bài dạy; Biên soạn đề kiểm tra…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *