Bài toán về chuyển động ( Toán lớp 5 hay)

Chi tiết tải ở file đính kèm

I. Các đại lượng trong toán chuyển động
– Quãng đường: kí hiệu là s.
– Thời gian: kí hiệu là t.
– Vận tốc: kí hiệu là v.
II. Các công thức cần nhớ:
S = v x t ; v = s / t ; t = s / v
III. Chú ý:
Khi sử dụng các đại lượng trong một hệ thống đơn vị cần lưu ý cho học sinh:
1. -Nếu quãng đường là km, thời gian là giờ thì vận tốc là km/giờ.
– Nếu quãng đường là m, thời gian là phút thì vận tốc là m/phút.
2. Với cùng một vận tốc thì quãng đường tỉ lệ thuận với thời gian.
3. Trong cùng một thời gian thì quãng đường tỉ lệ thuận với vận tốc.
4. Trên cùng một quãng đường thì vận tốc và thời gian là hai đại lượng tỉ lệ
nghịch.

PHẦN 2: CÁC DẠNG TOÁN CƠ BẢN VÀ KIẾN THỨC CẦN NHỚ.

DẠNG 1: CÁC BÀI TOÁN
CÓ MỘT CHUYỂN ĐỘNG THAM GIA

I. Kiến thức cần nhớ:
– Thời gian đi = quãng đường : vận tốc (t=s:v)

= giờ đến – giờ khởi hành – giờ nghỉ (nếu có).
– Giờ khởi hành = giờ đến nơi – thời gian đi – giờ nghỉ (nếu có).
– Giờ đến nơi = giờ khởi hành + thời gian đi + thời gian nghỉ (nếu có).
– Vận tốc = quãng đường : thời gian (v=s:t)
– Quãng đường = vận tốc x thời gian (s=vxt)
II. Các loại bài:
1. Loại 1: Tính quãng đường khi biết vân tốc và phải giải bài toán phụ để tìm
thờigian.
2. Loại 2: Tính quãng đường khi biết thời gian và phải giải bài toán phụ để
tìm vận tốc.
3. Loại 3: Vật chuyển động trên một quãng đường nhưng vận tốc thay đổi
giữa đoạn lên dốc, xuống dốc và đường bằng.
4. Loại 4: Tính vận tốc trung bình trên cả đoạn đường cả đi lẫn về.

DẠNG 2: CÁC BÀI TOÁN CÓ HAI
HOẶC BA CHUYỂN ĐỘNG CÙNG CHIỀU

I. Kiến thức cần nhớ:
– Vận tốc vật thứ nhất: kí hiệu V1
– Vận tốc vật thứ hai: kí hiệu V2.

– Nếu hai vật chuyển động cùng chiều cách nhau quãng đường S cùng xuất
phát một lúc thì thời gian để chúng đuổi kịp nhau là:
t = s : (V1 – V2)

– Nếu vật thứ hai xuất phát trước một thời gian t0 sau đó vật thứ nhất mới
xuất phát thì thời gian vật thứ nhất đuổi kịp vật thứ hai là:
t = V2 x to : (V1 – V2)

(Với v2 x to là quãng đường vật thứ hai xuất phát trước vậth thứ nhất trong thời
gian to.)
II. Các loại bài:
1. Hai vật cùng xuất phát một lúc nhưng ở cách nhau một quãng đường S.
2. Hai vật cùng xuất phát ở một địa điểm nhưng một vật xuất phát trước
một thời gian to nào đó.
3. Dạng toán có ba chuyển động cùng chiều tham gia.
DẠNG 3: CÁC BÀI TOÁN CÓ HAI CHUYỂN ĐỘNG NGƯỢC CHIỀU.

I. Kiến thức cần ghi nhớ:
– Vận tốc vật thứ nhất kí hiệu là V1.
– Vân tốc vật thứ hai kí hiệu là V2.
– Quãng đường hai vật cách nhau trong cùng thời điểm xuất phá là S.
– Thời gian để hai vật gặp nhau là t, thì :
t = s : (V1 + V2)

Chú ý: S là quãng đường hai vật cách nhau trong cùng thời điểm xuất phát. Nếu vật
nào xuất phát trước thì phải trừ quãng đường xuất phát trước đó.
II. Các loại bài:
-Loại 1: Hai vật chuyển động ngược chiều nhau trên cùng một đoạn đường
và gặp nhau một lần.
– Loại 2: Hai vật chuyển động ngược chiều nhau và gặp nhau hai lần.
– Loại 3: Hai vật chuyển động ngược chiều và gặp nhau 3 lần trên một đường
tròn.

DẠNG 4: VẬT CHUYỂN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *