Hỏi đáp lịch sử lớp 12 – Phần lịch sử thế giới

Nhớ những nội dung câu trả lời này sẽ giúp các em làm tốt các câu trắc nghiệm hơn là làm đề nhé. Gần 200 câu trả lời như vậy, có thể sinh ra cả ngàn câu hỏi trắc nghiệm rồi đây. Các em muốn học 200 câu hay 1000 câu ?

1. “Người khổng lồ về kinh tế, chú lùn về chính trị”:
Nhật Bản
2. Học thuyết Fukuda năm 1977:
Đánh dấu sự “trở về” châu Á của Nhật Bản
3. Đường lối đối ngoại xuyên suốt của Nhật Bản:
Liên minh chặt chẽ với Mĩ
4. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến “Sự phát triển thần kỳ” của Nhật Bản:
Con người
5. Nguyên nhân khách quan dẫn đến sự phát triển kinh tế Nhật Bản:
Khai thác hiệu quả nguồn lục bên ngoài (trợ giúp của Mĩ & ngọn gió thần thổi vào kinh tế Nhật Bản)
6. Từ những năm 70 trở đi, cuộc cách mạng KH – KT được gọi:
Khoa học công nghệ
7. Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng KT – KT sau Thế chiến 2:
Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
8. Sự phát triển của cuộc cách mạng KH – KT tiếp tục:
Tạo ra những bước đột phá & chuyển biến trong cục diện thế giới sau Chiến tranh lạnh
9. Hai ngọn gió thần thổi vào nền kinh tế Nhật:
Chiến tranh Triều Tiên (50 – 53) & chiến tranh Việt Nam (54 – 75)
10. “Lục địa bùng cháy”:
Mỹ Latin
11. Lá cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc Mỹ Latin:
Cuba
12. “Lục địa mới trỗi dậy”:
Châu Phi
13. “Năm châu Phi”:
17 quốc gia giành độc lập năm 1960
14. Hình thức đấu tranh chủ yếu trong phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân châu Phi sau Thế chiến 2:
Đấu tranh chính trị & thương lượng
15. Sự khác nhau của phong trào giải phóng dân tộc ở Mỹ Latin với phong trào giải phóng dân tộc ở Á & Phi:
Mỹ Latin giành được độc lập từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 nhưng sau đó bị biến thành sân sau của Mỹ
16. Sự ra đời của nước CHND Trung Hoa:
Tạo ra biến chuyển mới của khu vực
17. Bốn con rồng châu Á:
Hàn, Hồng, Đài, Sing
18. Ba khúc dạo đầu trong chiến tranh lạnh:
Sự kiện ngày 12/3/1947, thành lập NATO, kế hoạch Marshall
19. Sự đối lập giữa Mĩ & Liên Xô trên mặt trận kinh tế:
SEV & Marshall
20. Sự đối lập giữa Mĩ & Liên Xô trên mặt trận quân sự:
Sự ra đời của NATO & Warszawa
21. Sự kiện đánh dấu sự khởi sắc của khối ASEAN:
Hội nghị Bali (2/1976)
22. Tổ chức liên minh kinh tế, chính trị lớn nhất hành tinh:
Liên Minh châu Âu EU
23. Nội dung (quyết định) quan trọng & gây nhiều tranh cãi nhất giữa ba cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh tại Hội nghị Yalta:
Thỏa thuận việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu & châu Á
24. Nguyên tắc quan trọng nhất, chỉ đạo hoạt động của Liên Hợp Quốc:
Chung sống hòa bình & sự nhất trí giữa 5 cường quốc (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháo, Trung Quốc)
25. Biến đổi quan trọng nhất của các nước Đông Nam Á sau Thế chiến 2:
Các nước giành được độc lập
26. Đặc trưng cơ bản của thế giới & cũng là nhân tố chủ yếu chi phối các quan hệ quốc tế & nền chính trị thế giới sau Thế chiến 2:
Chia thành hai phe XHCN & TBCN do hai siêu cường Liên Xô & Mĩ đứng đầu mỗi phe
27. Nét nổi bật của quan hệ quốc tế sau Thế chiến 2:
Tình trạng đối đầu căng thẳng hai phe, hai cực mà đỉnh cao là chiến tranh lạnh
28. Thắng lợi của cách mạng dân chủ nhân dân ở Đông Âu:
Đánh dấu CNXH đã vượt qua phạm vi một nước, trở thành hệ thống trên thế giới
29. Thắng lợi của Cách mạng Việt Nam (1945); Cuba (1959):
Mở rộng không gian địa lý của CNXH
30. Nguyên nhân làm cho bản đồ chính trị thế giới có những biến đổi to lớn & sâu sắc:
Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc với sự ra đời của hơn 100 nước độc lập
31. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949:
Làm cho hệ thống XHCN được mở rộng, nối liền từ Âu sang Á
32. Brexit:
Là biểu hiện của sự chống lại xu hướng toàn cầu hóa
33. Sự ra đời của hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên, sự ra đời của CHLB Đức & CHDC Đức:
Dưới tác động của Chiến tranh lạnh
34. Ba quốc gia Đông Nam Á giành độc lập sớm nhất:
Việt Nam, Lào, Inddonessia
35. Sự kiện đánh dấu sự chấm dứt hoàn toàn chế độ phân biệt chủng tộc ở châu Phi:
Nelson Mandela làm Tổng thống (4/1994)
36. Sự kiện tạo ra sự phân chia đối lập về kinh tế – chính trị giữa Đông Âu vs Tây Âu:
Mĩ thực hiện kế hoạc Marshall (6/1947)
37. Sự kiện mở đầu cho Chiến tranh lạnh:
Thông điệp của Tổng thống Truman đọc trước Quốc hội Mĩ (12/3/1947) đánh dấu sự ra đời của chiến lược toàn cầu ngăn chặn
38. Sự kiện đánh dấu sự xác lập của cục diện hai phe, hai cực & Chiến tranh lạnh bao trùm thế giới:
Sự ra đời của NATO & liên minh Warszawa
39. Bước đột phá đầu tiên làm xói mòn trật tự hai cực Yalta:
Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949
40. Các nhân tố chính hình thành trật tự thế giới sau Yalta:
-Sự phát triển thực lực kinh tế, chính trị, quân sự (Mĩ, Liên Xô, Trung Quốc, Nhật Bản, Anh, Pháp) trong cuộc chạy đua sức mạnh quốc gia tổng hợp (Kinh tế làm trụ cột)
-Sự lớn mạnh các lực lượng cách mạng thế giới (sự thành bại các cuộc cải cách, đổi mới ở các nước XHCN, vươn lên của các nước sau khi giành độc lập, phát triển của phong trào vì hòa bình tiến bộ thế giới)
-Sự phát triển của cuộc cách mạng KH – KT
41. Chiến tranh lạnh kết thúc hoàn toàn:
Liên Xô sụp đổ, trật tử hai cực Yalta bị tan rã
42. Hậu quả nặng nề nhất của Chiến tranh lạnh:
Làm cho thế giới luôn trong tình trạng đối đầu căng thẳng, nguy cơ bùng nổ Thế chiến 3
43. Hội nghị Potsdam:
Chia nước Đức thành 4 vùng chiếm đóng
44. Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết:
Tồn tại từ năm 1922 – 1991
45. Chế độ xã hội chủ nghĩa tồn tại:
Ở Liên Xô từ năm 1917 – 1991
46. Nguyên nhân cơ bản nhất làm cho Liên Xô tan rã:
Do đường lối chủ quan duy ý chí
47. Thành tựu quan trọng nhất mà Liên Xô đạt được trong công cuộc khôi phục kinh tế sau Thế chiến 2:
Hoàn thành kế hoạch 5 năm (46 – 50) trước thời hạn 9 tháng
48. Thành tựu quan trọng nhất mà Liên Xô đạt được sau chiến tranh:
Nửa đầu những năm 70 trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ)
49. Cuộc cách mạng xanh:
Bắt nguồn từ Mehico
50. Tên các chiến lược toàn cầu của các Tổng thống Mĩ thực hiện từ năm 1947 đến nay:
-Truman – ngăn chặn
-Eisenhower – trả đũa ồ ạt (lấp chỗ)
-Kennedy – phản ứng linh hoạt
-Nixon – ngăn đe thực tế
-Bush (cha) – vượt lên ngăn chặn
-Bill Clinton – cam kết mở rộng
-Bush (con) – đánh đòn phủ đầu
-Obama – xoay trục về châu Á
51. Các chiến lược chiến tranh thực dân mới ứng với các đời tổng thống Mĩ áp dụng ở miền Nam Việt Nam
-Chiến tranh đơn phương (1954 – 1960): Eisenhower
-Chiến tranh đặc biệt (1961 – 1965): Kennedy & Johnson
-Chiến tranh cục bộ (1965 – 1968): Nixon
-Việt Nam hóa chiến tranh (1969 – 1975): Nixon, Ford
52. Di chứng của Chiến tranh lạnh:
Nguy cơ bùng nổ cuộc xung đôt do mâu thuẫn sắc tộc; tôn giáo; tranh chấp lãnh thổ
53. Trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, nguyên tắc có ý nghĩa thực tế nhất:
Chung sống hòa bình & nhất trí của 5 nước
54. Nguyên nhân chủ yếu giúp Mỹ đạt được thành tựu rực rỡ về KH – KT:
Nhiều nhà khoa học sang Mĩ, nhiều phát minh khoa học được nghiên cứu và áp dụng thành công tại Mĩ
55. Mĩ trở thành trung tâm kinh tê – tài chính duy nhất của thế giới:
Vào khoảng hai thập niên đầu sau Thế chiến 2 (những năm 50 => những năm 60 thế kỷ 20)
56. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự phát triển kinh tế Mĩ & Tây Âu:
Áp dụng cách mạng KH – KT
57. Sự kiện 11/9/2001 (đặt nhân loại trước nguy cơ của chủ nghĩa khủng bố) cho thấy:
Nước Mĩ cũng rất dễ bị tổn thương đồng thời buộc Mĩ phải có những điều chỉnh quan trọng trong chính sách đối nội – đối ngoại khi bước vào thế kỷ 20
58. Sự kiện mở ra kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người:
Liên Xô phóng thành công tàu vũ trụ đưa Gagarin bay vòng quanh trái đất năm 1961
59. Sự kiện mở ra kỷ nguyên chinh phục không gian của loài người:
Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên năm 1957
60. Nhân tố chủ yếu tác động, chi phối các quan hệ quốc tế trong 4 thập kỷ nửa sau thế kỷ 20:
Cục diện Chiến tranh lạnh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *